Ngày xưa, người ta dùng lá cây, lá cỏ, vỏ tre và rơm để gói thức ăn vì chúng giúp giữ thức ăn cho khỏi hư. Lá cỏ tranh và lá cây hồng ngăn chặn được ẩm mốc. Rơm cũng là một chất bảo quản lý tưởng, vì nó không làm bí thức ăn và giữ cho nhiệt độ khá ổn định. Còn vỏ tre co dãn nên không dễ gì bị rách.
Từ xưa, người Nhật vẫn thích bao gói một cách tự nhiên, đơn giản. Tập tục này không còn phổ biến như trước nữa, nhưng ngày nay người ta vẫn còn thích vẻ đẹp đơn giản mà những vật liệu bao gói thiên nhiên đem lại.
Chimaki
Cái bánh ngọt này làm bằng gạo nếp. Thành phần và cách gói khác nhau, tùy theo từng vùng. Trong ảnh là những chiếc bánh Chimaki hình quả thông gói bằng lá cỏ tre.
Thạch đậu ngọt (Yokan) trong vỏ tre
Vỏ tre rất thích hợp để gói rất nhiều loại thức ăn khác nhau
Lươn hấp trong lá mộc lan (Unagi no hoba mushi)
Lá của loài cây mộc lan này có thể rộng tới 30 cm. Chúng chứa rất nhiều dầu thiên nhiên, có hương thơm, và giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Món Natto gói bằng rơm (Warazuto natto)
Từ xưa người ta làm natto bằng cách làm cho đậu nành lên men bằng khuẩn que Natto. Loại khuẩn que này có trong rơm, vì thế rơm được xem là lý tưởng để làm và giữ natto.
Cá đuôi vàng được buộc chặt (Makiburi)
Người ta dầm muối cá đuối vàng rồi phơi khô. Sau đó bọc cá lại bằng rơm rồi buộc chặt bằng một sợi dây rơm bện. Đây là cách tốt nhất để giữ cá được lâu.
Món Sushi cá hồi (Masu-zushi)
Món sushi được gói bằng lá cỏ tre rồi ép vào một cái khuôn gỗ nhỏ – một món ngon truyền thống.
Sasa dango
Bánh bột lọc làm bằng bột gạo và bột nếp. Gói bằng lá cỏ tre rồi hấp ở nhiệt độ cao, bánh bột lọc hút mùi thơm của lá cỏ tre, ăn thấy thơm và mát vô cùng.
Cá tráp biển hấp muối nguyên con (Tai no hama-yaki)
Cá tráp biển hấp với thật nhiều muối. Kỹ thuật gói theo hình một cái mũ Denpanchisaga, rất nổi tiếng.
Món Sushi gói trong lá cây hồng (Kakinoha zushi)
Cá và cơm được gói trong lá cây hồng để bảo quản và làm cho cá sống mất mùi tanh và trở nên thơm ngon.
Theo Kênh14
Tags: du hoc nhat ban
0 nhận xét:
Đăng nhận xét